Skip to main content

Sự tự do của đức tin liệu có đúng



Có một bài viết về đức tin được ghi như sau:
https://www.oneway.vn/radio/tinh-nguyen-hang-ngay-0301-su-tu-do-cua-duc-tin-83002.html


"Chúa không hề muốn con dân Ngài bị trói buộc trong những luật lệ đến nỗi không thể tự do bày tỏ đức tin của mình."





Luật pháp của Đức chúa trời là luật pháp của tình yêu thương, không phải là thứ mà "trói buộc" chúng ta.

Ðức Chúa Trời thật là Ðấng rất thánh và chí thánh. Ngài yêu thương chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta, Ngài chẳng tiếc sức mình hay sự hy sinh gì cả. Như vậy, có phải điều răn của Ðức Chúa Trời chính là kết quả của tình yêu thương lớn lao Ngài dành cho chúng ta không? Chối bỏ điều răn của Ðức Chúa Trời đời đời như vậy tức là chối bỏ chính Ngài.

Những ai yêu Ðức Chúa Trời thì cũng yêu điều răn (điều lệ) của Ngài (Giăng 14:15).


Nếu các con yêu kính Ta, các con sẽ giữ các điều răn Ta. (Giăng 14:15 NVB)


Đây là sự kiên nhẫn của các thánh đồ, là những người giữ các điều răn Đức Chúa Trời và đức tin trong Đức Giê-su.” (Khải huyền 14:12 NVB)

Như vậy, Đức Chúa Trời có muốn trói buộc chúng ta không

"Tôi tin rằng trong Chúa, điều quan trọng cốt lõi chính là mối liên hệ cá nhân của chúng ta với Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn được tự do và có thể trút bỏ lớp áo tôn giáo nếu nó cũ kỹ, lỗi thời, không phù hợp."


Ai cho chúng ta "được tự do trút bỏ lớp áo tôn giáo nếu nó cũ kỹ?". Như vậy là chúng ta có thể bớt những lời Đức Chúa Trời đã phán dặn đi chăng? Trong cuối sách Khải Huyền, đoạn Kết Luận có viết

 18 Ta cảnh cáo mọi người nghe các lời tiên tri trong sách này: “Nếu ai thêm điều gì vào sách này thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho kẻ ấy những tai họa đã ghi trong sách này. 19 Còn ai bớt lời nào trong sách tiên tri này, thì Đức Chúa Trời sẽ cất phần của kẻ ấy trong cây hằng sống và thành phố thánh mà sách này đã ghi.” (Khải Huyền chương 21 NVB)

Như vậy, nếu những điều luật mà Đức Chúa Trời đã cho ghi chép trong Kinh Thánh thì chúng ta không thể tuỳ tiện bỏ chúng đi vì chúng ta thích tự do, và thêm một vài điều khác vào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Những người có đức tin vào Đức Chúa Trời thì có nhìn biết Đức Chúa Trời không? Hãy cùng xem I Giăng chương 2:

3Nhờ điều này chúng ta biết rằng mình đã biết Ngài: Ấy là chúng ta tuân giữ các điều răn của Ngài. 4Người nào nói: “Tôi biết Ngài”, nhưng không tuân giữ các điều răn của Ngài là người nói dối, chân lý không ở trong người đó. 5Người nào tuân giữ lời Ngài thì tình yêu thương Đức Chúa Trời trong người ấy thật toàn hảo, nhờ đó chúng ta biết mình ở trong Ngài: 6Người nào nói mình ở trong Ngài cũng phải sống như chính Ngài đã sống. (I Giăng 2 NVB)

Vậy nếu tuỳ ý không giữ luật lệ điều răn của Đức Chúa Trời nữa, thật chẳng khác nào không nhìn thấy ngài. Vậy những người đó thực sự là những người có đức tin dối




"Chẳng hạn như nhiều người tranh cãi phải thờ phượng Chúa khi nào. Có người thì bảo phải thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy vì đó là ngày sa-bát mà Cựu Ước ghi lại. Có người lại cho rằng Cơ Đốc nhân chúng ta phải thờ phượng Chúa vào sáng Chúa nhật vì đó là thời điểm Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết. Tôi tin rằng ở đây thời gian nhóm lại không phải là vấn đề, miễn là chúng ta có sự đồng thuận với nhau để nhóm lại thờ phượng Chúa, gây dựng đức tin và giữ tình thông công như Lời Chúa dạy trong Hê-bơ-rơ 10:25, “Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau”." "


Đầu tiên, đang nói về vấn đề "tranh cãi phải thờ phượng Chúa khi nào". Điều này đã được ghi chép thật rõ ràng trong kinh thánh, song không có nghĩa là chúng ta chỉ cần "nhóm lại như mấy kẻ quen làm" mà bỏ đi sự Thờ Phượng chúa được nghi chép ở trong Kinh thánh. Việc các thành đồ nhóm lại với nhau, đồng lòng khuyên bảo nhau là đúng nhưng việc thờ phượng thì lại không đơn giản chỉ là một buổi nhóm. Thờ phượng vào ngày Sabath là một trong những điều răn của Đức Chúa Trời.

Êxêchiên 20:11-21 (NVB):

11Ta đã ban cho chúng nó các quy luật, dạy chúng nó các sắc luật Ta, là những điều người nào làm theo thì sẽ nhờ đó mà sống. 12Ta cũng ban cho chúng nó những ngày Sa-bát làm dấu hiệu giữa Ta và chúng nó, để chúng biết rằng chính Ta là CHÚA, đấng thánh hóa chúng.

 13Nhưng nhà Y-sơ-ra-ên phản loạn chống Ta trong sa mạc; chúng nó không theo các quy luật Ta, từ khước các sắc lệnh Ta, là những điều người nào làm theo thì sẽ nhờ đó mà sống; chúng nó cũng làm ô uế những ngày Sa-bát của Ta nữa. Ta định đổ cơn thịnh nộ Ta trên chúng để tiêu diệt chúng trong sa mạc. 14Nhưng vì danh Ta, Ta đã hành động để không bị xúc phạm trước mắt các nước, tức là trước mắt các dân mà Ta đã đem Y-sơ-ra-ên ra khỏi. 15Ta cũng đã đưa tay thề cùng chúng trong sa mạc rằng Ta sẽ không đem chúng vào đất mà Ta đã ban cho chúng, là đất đượm sữa và mật, một nơi huy hoàng hơn tất cả các xứ. 16Vì chúng từ khước các sắc lệnh Ta, không theo các quy luật Ta, làm ô uế các ngày Sa-bát Ta; vì lòng chúng đi theo các thần tượng của chúng nó. 17Tuy nhiên mắt Ta đoái thương, không tàn sát chúng; Ta đã không tận diệt chúng trong sa mạc. 18Ta phán cùng các con cái chúng trong sa mạc: “Đừng đi theo các quy luật của cha ông các ngươi, đừng tuân theo các sắc lệnh của họ, chớ để bị ô uế vì các thần tượng của chúng. 19Chính Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời của các ngươi, hãy đi theo các quy luật Ta, tuân theo các sắc lệnh Ta, hãy thi hành chúng. 20Hãy giữ các ngày Sa-bát của Ta thánh khiết để nó làm dấu hiệu giữa Ta và các ngươi, để các ngươi biết rằng Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời các ngươi.”

 21Nhưng con cái họ phản loạn chống Ta, không theo các quy luật Ta, không tuân giữ các sắc lệnh Ta, là những điều người nào làm theo thì sẽ nhờ đó mà sống; chúng làm ô uế các ngày Sa-bát Ta. Ta định đổ cơn thịnh nộ Ta trên chúng nó, trút cơn giận hình phạt chúng nó trong sa mạc.




Dù có lời hứa rằng ngày Sabát là một dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân Ngài, thế mà những người nói rằng không cần phải giữ ngày Sabát hoặc hãy giữ vào bất cứ ngày nào, thì sẽ ra sao vậy? Đức Chúa Trời đã phán rằng vào lúc cuối Ngài sẽ bó lại từng bó những người làm trái luật pháp vi phạm lời hứa mà ném vào lò lửa để đốt đi. Vậy việc giữ ngày Sabath có phải là điều mà chúng ta nên tranh cãi không? Hay Kinh Thánh là tà đạo và sai sự thật, hay câu trích dẫn này không quan tâm đến ngữ cảnh? Nếu đặt nó trong ngữ cảnh của sách Exechien thì có nghĩa là không cần giữ ngày Sabath chăng?

Vậy điều tiếp theo cần làm rõ là Sabath là ngày thứ mấy trong tuần.

Đầu tiên hãy xem ghi chép của sứ đồ Mac trong Kinh Thánh:

Mac 16:9 (NVB): 9Sau khi sống lại vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lễ, Đức Giê-su hiện ra trước hết cho Ma-ri Ma-đơ-len là người đã được Ngài trừ khỏi bảy quỷ dữ. 10Bà ấy đi báo tin cho những người đã từng ở với Ngài đang buồn rầu và khóc lóc. 11Khi nghe rằng Ngài đang sống và bà ấy đã thấy Ngài, họ không tin.




Ngày chúa phục sinh mà cả thế giới đều biết là ngày thứ mấy? Đó là ngày Chủ Nhật mà các hội thánh Thiên Chúa Giáo vẫn thường ăn "Trứng phục sinh". Vậy thì trong kinh thánh chép rằng đó là ngày thứ mấy trong tuần? Kinh thánh chép đó là ngày thứ nhất, vậy ngày thứ bảy có phải là ngày thứ nhất không? Ngày thứ bảy mà Ðức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi hoàn tất hết công việc sáng tạo của Ngài là Thứ bảy. Tuy nhiều nhà thờ và hội thánh ngày nay thờ phượng Chủ nhật do họ tưởng lầm Chủ nhật là ngày Sabát; nhưng thông qua những bằng chứng lịch sử hay Kinh Thánh, chúng ta có thể biết được sự thật rằng ngày Sabát mà Ðức Chúa Trời phán dặn là Thứ bảy chứ không phải Chủ nhật.




Chúng ta hãy xem trích đoạn của một cuốn sách do chính hội thánh Thiên Chúa Giáo viết:

Không cần đề cập đến những điều khác, mỗi Cơ Ðốc nhân chúng ta đều bắt buộc phải thánh hóa Chủ nhật và giữ ngày này khỏi những việc làm thế gian không cần thiết, đúng không? Chẳng phải thờ phượng ngày này là việc làm thiêng liêng nhất của chúng ta sao? Nhưng nếu đọc Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền, chúng ta không tìm ra được một dòng nào cho phép sự thánh hóa Chủ nhật. Kinh Thánh bắt buộc phải thờ phượng Thứ bảy – ngày mà chúng ta không bao giờ thánh hóa.1

1) James Cardinal Gibbons, “The Faith of Our Fathers” trang 72-73


Vậy thì ngày Sabath sẽ là ngày thứ mấy đây khi mà người của hội thánh giữ ngày Chúa Nhật cũng công nhận đó là ngày thứ 7?




Lời Chúa trong Rô-ma 7:6 chép, “Nhưng bây giờ chúng ta đã được thoát khỏi luật pháp, đã chết đối với điều đã giam cầm chúng ta, để chúng ta phục vụ theo cách mới của Thánh Linh, chứ không theo cách cũ của văn tự nữa.” Nếu bạn cảm thấy rằng mình đang bị lớp vỏ bọc tôn giáo ràng buộc, tôi khích lệ bạn hãy học Lời Đức Chúa Trời. Hãy tự hỏi những quy định, lề luật mà bạn được yêu cầu tuân giữ có phù hợp không, có mục đích như thế nào. Bạn sẽ khám phá ra một cuộc sống mới trong sự tự do của Chúa!

Vậy ai là người lập ra Giao ước mới, hay "cách mới của Thánh Linh" trong Tân Ước. Đó chẳng phải là Đức Chúa Jesus sao. Vậy Chúa Jesus có bỏ ngày Sabath trong giao ước cũ không?

Luca 4:16: Đức Giê-su về Na-xa-rét là nơi Ngài được trưởng dưỡng. Theo thói quen Ngài vào hội đường trong ngày Sa-bát và đứng đọc Kinh Thánh

Lại có một số người cho rằng, sau khi Đức Chúa Jesus lập ra Lễ Vượt Qua rồi hôm sau bị treo mình trên cây thập tự, giao ước mới mới được ứng nghiệm, ngày Sabath sẽ bị bỏ. Vậy tại sao sứ đồ Phao-lô trong thời đại Giao Ước Mới lại giữ ngày Sabath?

Luca 17:2: Phao-lô theo thói quen vào hội đường và liên tiếp trong ba ngày Sa-bát, dùng Kinh Thánh tranh luận với người Do Thái,



Vậy tác giả quả đúng khi khuyên chúng ta "học lời Đức Chúa Trời", nhưng thật đáng buồn khi chính tác giả mới là người chưa học lời của Đức Chúa Trời

Comments

Popular posts from this blog

Hội thánh của Đức Chúa Trời sử dụng nỗi sợ hãi để điều khiển thánh đồ?

Đa phần những người đã rời khỏi hội thánh, những trang báo nói tiêu cực về hội thánh của Đức Chúa Trời đều cho rằng, họ đang dùng nỗi sợ hãi để điều khiển các thánh đồ. Điều này thoạt nhìn có vẻ đúng, những người ở trong Hội thánh của Đức Chúa Trời thực sự sợ hãi việc không vâng phục Đức Chúa Trời phải đi xuống địa ngục, chịu sự đau đớn đời đời. Tuy nhiên khi nhìn vào luận điểm này, chúng ta cần một lần nữa suy nghĩ lại. Truyền đạo 12:13-14:  Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. Mặc dù Kinh Thánh kêu gọi chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài, nhưng khi bạn áp dụng cái mác “sùng bái” thì điều này không còn là nguyên tắc của Cơ đốc giáo nữa, mà giờ đây nó trở thành “kỹ thuật tâm lý có hệ thống” được sử dụng để “thao túng” các thành viên. Kinh thánh gồm hơn 100 câ

Ahnsahnghong làm chứng mình là Đấng Christ như thế nào?

  Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rõ ràng rằng  Ngài là   Đấng Christ Tái Lâm  qua  “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống”.  Nếu chúng ta liệt kê một số phần của cuốn sách nơi ông đưa ra lời tuyên bố này, chúng như sau:   Chỉ có Chúa Giê-xu mới có khả năng khôi phục lẽ thật của Giáo hội sơ khai. Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rằng  chỉ có Chúa Giê-  su  mới có thể khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai, giao ước mới  , đã bị che giấu trong 1.900 năm.  Vậy thì ai đã thực sự khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai?  Đó là Christ Ahnsahnghong.  Do đó, qua những câu sau đây, chúng ta có thể thấy rằng Đấng Christ Ahnsahnghong đã làm chứng về việc Ngài, chính là Chúa Giê-xu đến thế gian lần thứ hai.   “Bí ẩn của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống,” Chương 11 Vì vậy, các dấu hiệu kỳ diệu đang được thực hiện rộng rãi ngay cả trong số những người không tin vào Chúa Giê-xu.  Nhưng không ai có thể khôi phục lại sự thật bị che giấu trong 1.900 năm;  vì nó không thể được phục hồi c

Ahnsahnghong theo đạo phật?

Christ Ahnsahnghong đã không theo đạo Phật trong 30 năm! Tôi không biết đã phải giải thích cho mọi người bao nhiêu lần rằng  Christ Ahnsahnghong không phải là phật tử .   Nghiêm túc!  Có rất nhiều trang web và cá nhân trên mạng nói rằng Christ Ahnsahnghong hoặc là Phật tử hoặc Ngài được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử. Hãy để tôi hỏi một câu đơn giản:   Bạn có thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Christ Ahnsahnghong và / hoặc cha mẹ của Ngài theo đạo Phật không? … (Tiếng dế mèn)… Tôi đoán câu trả lời là không.  Không có bất kỳ bằng chứng nào.  Nguồn duy nhất mà họ chỉ đến là mục nhập Wikipedia của Christ Ahnsahnghong.   (Nhân tiện,  Wikipedia không phải là nguồn  thông tin  đáng tin cậy nhất  , đặc biệt là về Christ Ahnsahnghong. Bạn sẽ thấy lý do tại sao qua ví dụ sau.) Bên cạnh dòng chữ,  "Ahn được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử",  bạn thấy một chú thích có chữ cái "e."  Khi bạn cuộn xuống chú thích cuối trang, bạn có thể thấy nguồn thực sự được trích dẫn: Bằng