Skip to main content

Tại sao kinh thánh lại đáng tin đến vậy?


Dẫn chứng khoa học về Kinh Thánh

Trước khi đọc bài này, bạn có thể đọc Kinh Thánh là gì: https://suthatvewsmcog.blogspot.com/2021/02/kinh-thanh-la-gi.html
Điều đầu tiên khiến kinh thánh trở nên vô cùng đáng tin cậy, đó là vì những dẫn chứng khoa học. Nếu bạn muốn được hiểu rõ một cách sinh động, có thể xem video dưới đây:










Thật kỳ lạ, cuốn sách này đi trước thời đại và hiểu rõ về trái đất từ trước khi các nhà khoa học có thể tìm ra những sự thật đó.


1. Trái đất lơ lửng trong khoảng không:

Gióp 26:7


https://www.bible.com/vi/bible/193/JOB.26.7.VB1925
7Chúa trải bắc cực ra trên vùng trống,
Treo trái đất trong khoảng không-không.
Ngày nay việc mà trái đất lơ lửng trong không gian vũ trụ thì thật là điều hiển nhiên mà ai cũng biết. Tuy nhiên, Gióp là người đã viết sách Gióp trong kinh thánh, ông sống vào khoảng 1500 Trước Công Nguyên, ở thời đó, thời kỳ đồng đỏ, nếu bạn nói với ai rằng Trái Đất treo lơ lửng thì họ sẽ nghĩ bạn là người có vấn đề. Con người thời đó vẫn nhìn mọi vật bằng con mắt giới hạn của họ, mọi thứ đều phải đặt đỡ trên vật gì đó thì mới đứng vững được, nên có nhiều truyền thuyết về Thần Trụ Trời và các truyền thuyết giải thích khác nhau của các nền văn hoá khách nhau. Tuy nhiên Kinh Thánh đã khẳng định luôn rằng vốn chẳng có gì đỡ trái đất cả, mà nó "treo trong khoảng không không", tức là lơ lửng. Thật khó tin một kiến thức Địa Lý hiện tại lại có thể được phát hiện từ thời đại đó. Phải mãi cho đến thế kỷ 17, Newton mới phát hiện ra "Định luật vạn vật hấp dẫn" để chứng minh được điều này.


2. Vòng tuần hoàn của nước:

Vòng tuần hoàn của nước là một kiến thức khoa học cơ bản mà chúng ta đã được học trong chương trình phổ thông.


Gióp 36:27-28: 2727 Vì Ngài thâu hấp các giọt nước:
Rồi từ sa-mù giọt nước ấy bèn hóa ra mưa,
28Đám mây đổ mưa ấy ra,
Nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người.


Ở đây, "thâu hấp các giọt nước" chính là quá trình bốc hơi. "Sa mù" chính là mây, và "Đám mây đổ mưa ấy ra". Ghép lại chính là nước bốc hơi lên ngưng tụ thành mây rồi từ mây hoá ra mưa, đây chính là hiện tượng khoa học mà phải đến thế kỷ 17 Perrault và Marriotte mới thí nghiệm ra. Vậy mà 3500 năm trước kinh thánh đã phát hiện ra điều này rồi. Hẳn người đứng đằng sau cuốn sách này hiểu rõ về quy luật của vũ trụ cũng như hành tinh trái đất


3. Vòng tròn trái đất:

Chính các triết gia Hy Lạp là người đầu tiên kết luận trái đất tròn. Eratosthenes, Aristotle và Pythagoras đều viết về lý thuyết này sớm nhất là vào năm 500 trước công nguyên. Tuy nhiên, nhiều năm trước đó, Kinh Thánh đã tiết lộ về sự thật này. Bởi vì sách Ê-sai được viết từ năm 740 đến năm 680 trước công nguyên.
“Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất nầy, các dân cư trên đất như cào cào vậy. Chính Ngài là Đấng giương các từng trời ra như cái màn, và giương ra như trại để ở.” (Ê-sai 40:22)



4. Sóng vô tuyến và điện thoại:

Rất lâu trước khi khoa học phát hiện ra rằng ánh sáng có thể được gửi đi và tự thể hiện trong bài phát biểu vào năm 1864, Kinh Thánh đã tiết lộ nó. Đó là lúc Chúa hỏi Job một câu hỏi rất lạ vào năm 1500 trước công nguyên:
“Ngươi có thế thả chớp nhoáng ra, Để nó đi, và đáp với ngươi rằng: Thưa, chúng tôi đây?” (Gióp 38:35)

Dẫn chứng lịch sử về kinh thánh

Vào thời đại Cựu Ước, Nước Isarel đã bị bắt làm nô lệ tù nhân của Babylon suốt 70 năm:
https://www.britannica.com/event/Babylonian-Captivity
Lúc đó Vua nước Persians (Phe-rơ-so) đã đánh bại Babylon và giải phóng cho người dân Isarel. Nhưng vị vua này vốn là vị vua vô cùng tàn bạo, thật chẳng lý nào ông ta lại làm thế. Nhưng khi giải phóng Isarel, ông đã nói lời rất kỳ lạ:


Exora 1:1-3:
1Năm thứ nhất đời Si-ru, vua nước Phe-rơ-sơ trị-vì, Đức Giê-hô-va muốn làm cho ứng-nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra, nên Ngài cảm-động lòng Si-ru, vua Phe-rơ-sơ tuyên-truyền trong khắp nước mình, và cũng ra sắc-chỉ rằng: 2Si-ru, vua Phe-rơ-sơ, nói như vầy: Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban các nước thế-gian cho ta, và chính Ngài có biểu ta xây-cất cho Ngài một đền-thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa. 3Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân-sự Ngài, khá trở lên Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa, đặng cất lại đền-thờ Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vẫn ngự tại Giê-ru-sa-lem. Nguyện Đức Chúa Trời người ấy ở cùng người!


Siru vốn là vua nước ngoại bang (tức không phải vua của người Isarel nên không có lý gì ông ta tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng tại sao Siru lại nói chính Đức Chúa Trời đã ban các nước cho bản thân mình? Đó là bởi ông đã xem lời tiên tri trong sách kinh thánh được ghi chép trước đó:


Ê-sai 45:1-3


1Đức Giê-hô-va phán thể nầy cùng Si-ru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng-phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại: 2Ta sẽ đi trước mặt ngươi, ban bằng các đường gập-ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; 3ta sẽ ban vật báu chứa trong nơi tối, của-cải chứa trong nơi kín cho ngươi, để ngươi biết rằng chính ta, là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, đã lấy tên ngươi gọi ngươi.


Sách Ê-sai được viết vào 170 năm trước khi vua Si-ru giải phóng dân Isarel, đây là sự việc kỳ lạ nhất trong lịch sử kinh thánh mà đến ngày nay nhiều nhà sử học cũng như nhà nghiên cứu kinh thánh còn phải rùng mình. Hãy thử tưởng tượng bạn đọc được cuốn sách viết lại chính xác những gì mình đã làm trong tương lai, bạn có thể không ngạc nhiên không? Chính vì sự ngạc nhiên đó, vua Siru đã tôn vinh Đức Chúa Trời và thả người dân của Ngài






Phụ lục: Kinh Thánh có nhắc tới loài khủng long không?


Một số học giả nói có, số khác thì không. Bài viết này sẽ đưa ra lập trường như với những người đồng ý về sự tồn tại của loài khủng long trong Kinh Thánh.

Có hai trường hợp trong Kinh Thánh có thể là mô tả về một loài khủng long, hoặc ít nhất, là một sinh vật giống với khủng long. Một số nhà thần học cho rằng Kinh Thánh có thể đã sử dụng hình ảnh cường điệu hoặc ẩn dụ, nếu thật là như vậy thì người viết ra các phân đoạn này đã dùng những hình ảnh khá kỳ quặc để miêu tả những sinh vật có thật trên đất.

1. Bê-hê-mốt (có bản dịch là ‘con trâu nước’ hay ‘con quái vật biển’ (Gióp 40:10-19))


Trong sách Gióp, sinh vật này được mô tả là có đuôi như cây bá hương và là động vật ăn cỏ. Kinh Thánh cũng miêu tả con thú khổng lồ này có xương lớn như ống đồng.

Theo như sự miêu tả trong những câu này, dường như chỉ ra một sinh vật tương tự như loài khủng long cổ dài (diplodocus). Một số nhà bình luận cố cãi rằng Chúa đã mô tả một con hà mã trong đoạn này, nhưng sự miêu tả dường như không khớp lắm, ví dụ con hà mã không có đuôi như cây bá hương.

2. Lê-vi-a-than (có bản dịch là ‘con cá sấu’ hoặc ‘thủy quái’ (Gióp 40:20-28; 41))


Đến phân đoạn tiếp theo, một sinh vật khác được một số nhà thần học cho rằng đó là một con cá sấu. Tuy nhiên, một khi người ta nghe về các đặc điểm nổi bật của Lê-vi-a-than, thì dường như nó không khớp với một con cá sấu.

Lê-vi-a-than dường như có lớp da bọc thép mà không chiếc móc nào có thể xuyên qua. Giống như Bê-hê-mốt, Kinh Thánh cũng nhắc đến tứ chi mạnh mẽ mà con vật này sở hữu.

Thi-thiên 104:26 chỉ ra loài Lê-vi-a-than sống trong nước, điều này có thể là lý do tại sao một số người cho rằng nó là loài cá sấu. Và Ê-sai 27:1 mô tả Lê-vi-a-than là một “con rắn cong queo”.

Những điều này có thể giống với một con cá sấu, nhưng Gióp (Gióp 41:10-11) dường như đã thấy sinh vật này thực sự thở ra lửa. Cá sấu và các loài bò sát tương tự khác chưa được biết đến là có thể thở ra lửa. Điều này có thể cho thấy một loài giống rồng đã từng tồn tại trong thời của Gióp.

Có bằng chứng khảo cổ nào cho sự tồn tại của Bê-hê-mốt và Lê-vi-a-than không?

Chúng ta nên nhớ rằng, các nhà cổ sinh vật học đã không tìm ra bộ xương khủng long đầu tiên cho đến năm 1819. Và theo Tổ-chức Quốc-tế về Bảo-tồn Thiên-nhiên, thì có 10.000 loài động vật bị tuyệt chủng mỗi năm. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra tất cả các sinh vật đã từng tồn tại trong các giai đoạn lịch sử khác, có lẽ bao gồm cả những sinh vật như Lê-vi-a-than.

Việc thiếu bằng chứng khảo cổ học không kết luận được rằng những con vật này không tồn tại.

Chẳng hạn, 10 phát hiện khảo cổ học năm 2018 đã củng cố bằng chứng cho các sự kiện và những nhân vật được đề cập trong Kinh Thánh. Nhưng trước năm 2018, những sự kiện lịch sử và những nhân vật này vẫn đã từng tồn tại, cho dù các cổ vật khảo cổ có chứng minh điều đó hay không.
Kết luận
Còn rất nhiều những dẫn chứng khoa học từ những nguồn khác nhau về kinh thánh. Thông qua những phân tích đó, chúng ta biết được Kinh Thánh có chứa đựng sự thật, là cuốn sách mà một thế lực nào đó khôn ngoan hơn, cao cấp hơn loài người đã dùng chính tay con người để viết nên. Thế lực đó không ai khác chính là Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh.


Như vậy, bạn đã phần nào hiểu được sự chặt chẽ ở đây: Khoa học & Lịch sử làm chứng về Kinh Thánh, Kinh Thánh làm chứng về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hay Thượng Đế đã để lại cuốn sách này để đến một ngày nào đó loài người chứng minh được và tin vào sự tồn tại của Người.

Comments

Popular posts from this blog

Hội thánh của Đức Chúa Trời sử dụng nỗi sợ hãi để điều khiển thánh đồ?

Đa phần những người đã rời khỏi hội thánh, những trang báo nói tiêu cực về hội thánh của Đức Chúa Trời đều cho rằng, họ đang dùng nỗi sợ hãi để điều khiển các thánh đồ. Điều này thoạt nhìn có vẻ đúng, những người ở trong Hội thánh của Đức Chúa Trời thực sự sợ hãi việc không vâng phục Đức Chúa Trời phải đi xuống địa ngục, chịu sự đau đớn đời đời. Tuy nhiên khi nhìn vào luận điểm này, chúng ta cần một lần nữa suy nghĩ lại. Truyền đạo 12:13-14:  Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. Mặc dù Kinh Thánh kêu gọi chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài, nhưng khi bạn áp dụng cái mác “sùng bái” thì điều này không còn là nguyên tắc của Cơ đốc giáo nữa, mà giờ đây nó trở thành “kỹ thuật tâm lý có hệ thống” được sử dụng để “thao túng” các thành viên. Kinh thánh gồm hơn 100 câ

Ahnsahnghong làm chứng mình là Đấng Christ như thế nào?

  Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rõ ràng rằng  Ngài là   Đấng Christ Tái Lâm  qua  “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống”.  Nếu chúng ta liệt kê một số phần của cuốn sách nơi ông đưa ra lời tuyên bố này, chúng như sau:   Chỉ có Chúa Giê-xu mới có khả năng khôi phục lẽ thật của Giáo hội sơ khai. Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rằng  chỉ có Chúa Giê-  su  mới có thể khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai, giao ước mới  , đã bị che giấu trong 1.900 năm.  Vậy thì ai đã thực sự khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai?  Đó là Christ Ahnsahnghong.  Do đó, qua những câu sau đây, chúng ta có thể thấy rằng Đấng Christ Ahnsahnghong đã làm chứng về việc Ngài, chính là Chúa Giê-xu đến thế gian lần thứ hai.   “Bí ẩn của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống,” Chương 11 Vì vậy, các dấu hiệu kỳ diệu đang được thực hiện rộng rãi ngay cả trong số những người không tin vào Chúa Giê-xu.  Nhưng không ai có thể khôi phục lại sự thật bị che giấu trong 1.900 năm;  vì nó không thể được phục hồi c

Ahnsahnghong theo đạo phật?

Christ Ahnsahnghong đã không theo đạo Phật trong 30 năm! Tôi không biết đã phải giải thích cho mọi người bao nhiêu lần rằng  Christ Ahnsahnghong không phải là phật tử .   Nghiêm túc!  Có rất nhiều trang web và cá nhân trên mạng nói rằng Christ Ahnsahnghong hoặc là Phật tử hoặc Ngài được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử. Hãy để tôi hỏi một câu đơn giản:   Bạn có thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Christ Ahnsahnghong và / hoặc cha mẹ của Ngài theo đạo Phật không? … (Tiếng dế mèn)… Tôi đoán câu trả lời là không.  Không có bất kỳ bằng chứng nào.  Nguồn duy nhất mà họ chỉ đến là mục nhập Wikipedia của Christ Ahnsahnghong.   (Nhân tiện,  Wikipedia không phải là nguồn  thông tin  đáng tin cậy nhất  , đặc biệt là về Christ Ahnsahnghong. Bạn sẽ thấy lý do tại sao qua ví dụ sau.) Bên cạnh dòng chữ,  "Ahn được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử",  bạn thấy một chú thích có chữ cái "e."  Khi bạn cuộn xuống chú thích cuối trang, bạn có thể thấy nguồn thực sự được trích dẫn: Bằng