Skip to main content

Tôi có người thân đi theo hội thánh của Đức Chúa Trời, họ có nguy hiểm không?


Lý do bạn đến đây

Tôi biết bạn tìm đến đây trong trạng thái vô cùng lo lắng. Để tôi đoán, bạn có thể là một trong số các trường hợp dưới đây:
1. Bạn đi theo Hội thánh của Đức Chúa Trời tại Việt Nam, nhưng bạn bị bắt bớ và hiện tại đọc được nhiều lời phỉ báng và tài liệu phỉ báng
2. Bạn đi có người thân đi theo hội thánh của Đức Chúa Trời
3. Bạn nhận được lời ngỏ ý từ người lạ, muốn bạn nghe một "món quà", và bạn nghi ngờ về "món quà" đó.
Đừng lo, tôi sẽ giúp bạn!

Bạn có người thân đi theo? Đừng quá lo lắng!

Hãy bình tĩnh lại, thứ nhất nếu bạn là người trong hội thánh của Đức Chúa Trời (WMSCOG - WATV), bạn cũng biết những lời thổi phồng từ báo chí là phóng đại và không đúng sự thật, ví dụ như: ở bẩn (mấy ngày không tắm), uống thứ nước màu đỏ rồi nhảy múa, phá thai, ...


Tôi đã ở trong hội thánh, rất lâu, và lý do tôi bước vào đó cũng đặc biệt một chút. Vì một người mà tôi rất yêu thương đã vào trong đó, nên tôi muốn vào theo để giúp, thực sự, tôi đã rất lo lắng. Và tôi cũng từng hoang mang, vì những tin đồn thất thiệt, về "thứ nước bùa màu đỏ" rồi lừa đảo, ... Tôi đã vào, và đúng là có một ngày, tôi phải uống "thứ nước màu đỏ". Nhưng nó thực sự là gì? Có nguy hiểm không? Tất nhiên, tôi đã uống thứ nước màu đỏ, nhưng là nước tôi mua từ siêu thị, là nước nho. Ngoài ra còn bột bánh nữa là tôi tự mua về rồi rán lên theo thủ tục mà hội thánh hướng dẫn, vì thánh đồ có quyền thực hiện nghi lễ cá nhân. Thực sự không có bùa phép gì trong nghi lễ đó cả, và nước màu đỏ chỉ là nước nho, bạn có thể tự mua ở bất cứ siêu thị nào. Vậy tại sao mà hội thánh đó lại cần "thứ nước đỏ" này?


"Thứ nước đỏ" mà truyền thông nói đến chẳng qua là rượu nho trong lễ vượt qua được ghi chép trong kinh thánh:



Ma-thi-ơ 26:26-28:


 26 Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. 27 Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; 28 vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.⚓ 29 Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.

King James Version: https://www.bible.com/en-GB/bible/1/MAT.26.KJV


26 And as they were eating, Jesus took bread, and blessed it, and brake it, and gave it to the disciples, and said, Take, eat; this is my body.
27And he took the cup, and gave thanks, and gave it to them, saying, Drink ye all of it;
28 For this is my blood of the new testament, which is shed for many for the remission of sins.


Lưu ý rằng huyết ở đây là rượu nho, thịt ở đây là bánh. Nhiều người ngoại đạo khi nhìn thấy câu này trong Kinh thánh có suy nghĩ rằng, tại sao lại man rợ thế? Nghe như tà đạo? Nhưng thực ra, đó là sự hi sinh của Đức Chúa Jesus, ngài đã xẻ thịt đổ huyết như nào? Đó là trên cây thập tự giá, ngài đã bị đâm bởi ngọn giáo, bị đóng đinh, là biểu tượng mà hơn 30% dân số thế giới theo đạo Chúa biết đến (khoảng 2.27 tỉ người) theo thống kê từ 2015: https://www.pewforum.org/2017/04/05/the-changing-global-religious-landscape/



Tất nhiên thánh đồ của Đức Chúa Jesu thời đó không thể trực tiếp "ăn" ngài, mà bánh và rượu nho trong Lễ Vượt Qua được Đức Chúa Trời (ĐCT) giao ước rằng đó chính là thịt và huyết của Ngài: "vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội". Vậy tại sao lại nói là giao ước? Hãy lấy ví dụ về đồng tiền, thực chất tiền chỉ là giấy, nhưng vì con người chúng ta giao ước rằng chúng có giá trị 1 nghìn, 2 nghìn, 500 nghìn thì tiền giấy mới có thể tiêu được. Thực chất những tờ tiền đó đại diện cho vàng, bạc, tài sản mà chúng ta không trực tiếp cầm. Cũng như vậy, bánh và rượu nho được ĐCT giao ước là thịt và huyết của Ngài, để mọi người ăn được tha tội. Nhưng không phải là ngài chỉ việc làm ra lễ đó có bánh và rượu nho là xong, cũng như việc chính phủ không thể cứ thế mà in thêm tiền thì sẽ giàu lên mà thực sự phải có tài sản tương ứng, ĐCT cũng đã phải thực sự phải hi sinh trên cây thập tự, bị xẻ thịt và đổ huyết để tương ứng với giá trị của bánh và rượu nho trong Lễ Vượt qua.

Vậy mà khi báo chí đưa tin về "thứ nước đỏ" chẳng có ai nói ra lời giải thích trong Kinh Thánh. Mà chỉ đưa ra những phỏng đoán như đó là chất ma tuý, thôi miên,...

Nếu như bạn đã biết những điều này vì là người của hội thánh, thì xin hãy bỏ qua. Nhưng đối với ai đang tìm hiểu vì có người thân đi theo, thì hãy vô cùng bình tĩnh, vì đây là chuyện hết sức bình thường được ghi chép trong Kinh Thánh, không phải là hành vi gì đáng lo ngại đã khiến người thân của bạn bị nhiễm bùa hay ma tuý.

Vậy người thân của bạn có đang gặp nguy hiểm không? Câu trả lời là không. Vì tôi đã liều mình vào đó, và bây giờ cũng vì gia đình nên tôi đã không còn quay lại đó được mấy tháng rồi, và tôi vẫn hết sức bình thường tỉnh táo. Nhờ đó tôi có thời gian xác định xem những gì mình được học trong hội thánh cũng như những gì mình làm có sai trái hay không. Vậy tôi đúc kết được điều gì khi đã làm cả người trong và ngoài cuộc?

1. Người đi theo hội thánh hoàn toàn tỉnh táo, không có biện pháp thôi miên hay bùa chú, thuốc mê nào được sử dụng cả

2. Không có tình trạng đa cấp, vi phạm pháp luật hay lừa đảo. Tuy nhiên có tình trạng một số người trong hội khi rời khỏi sử dụng tài liệu và giáo lý của hội để kiếm tiền, lừa đảo, đa cấp. Vì đó là những giáo lý phân tích kinh thánh vô cùng sâu sắc và thuyết phục. Điển hình như có hội thánh tên "Cảm tạ cha mẹ" cũng mọc lên, với những giáo lý như vậy nhưng lại hoàn toàn chẳng liên quan đến WSMCOG, thậm chí có những hội giả danh WSMCOG để lừa đảo, nên bạn cần phải vô cùng cẩn thận. Một trong những cách để xác định có phải là WSMCOG hay không, đó là tài khoản trong tổng hội mà mã số được cấp cho bạn khi Bap têm.

3. Hội thánh Đức Chúa Trời không phải là một giáo phái riêng tôn tà thần nào đó lên, hội thánh vẫn tin vào đức chúa Jesus như Thiên Chúa Giáo và Tin Lành. Nếu như bạn không biết thì từ Thiên Chúa Giáo, hơn trăm loại đạo và các nhánh tin lành khác nhau đã được mọc ra, mỗi nhánh có cách giải nghĩa khác nhau về kinh thánh nhưng đều tin vào Đức Chúa Jesus

Đến đây bạn có thể bình tĩnh lại nếu như đang quá lo lắng cho người thân. Tuyệt đối không được cực đoan hay làm quá mọi chuyện lên, sẽ phản tác dụng. Việc khiến người thân bạn tin tưởng tuyệt đối vào hội thánh không phải bởi bùa mê hay bất cứ yếu tố hoá sinh nào, mà là do giáo dục. Khi vào trong đó, người ta không dạy cái gì khác mà hoàn toàn sử dụng Kinh Thánh - cuốn sách chính thống mà theo Guinness World Records vào năm 1995, nó bán chạy nhất thế giới với hơn 5 tỉ bản. Vậy họ có gì khác so với Thiên Chúa Giáo và tin lành? Đó là họ khôi phục Lễ Vượt Qua, 3 kỳ 7 lễ trọng thể, ngày Sabath thứ 7 trong kinh thánh. Còn Thiên Chúa Giáo thì đã sớm bỏ và đi theo những điều luật đặt ra bởi giáo hoàng. Ví dụ như ngày Noel là ngày chúa giáng sinh (thực ra không phải: "Năm 1743, một người Đức theo Kháng Cách, Paul Ernst Jablonski cho rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày 25 tháng 12 là để tương ứng với lễ hội tôn vinh mặt trời Dies Natalis Solis Invicti của người La Mã, ông xem việc này là một sự "ngoại giáo" hóa đã làm tha hóa Giáo hội đích thực" ), đi nhà thờ vào ngày Chủ Nhật chứ không phải Thứ Bảy,... Nói tóm lại là, Hội Thánh Của Đức Chúa Trời vẫn giữ những ngày lễ và luật lệ đã được ghi chép trong Kinh Thánh trong khi Thiên Chúa Giáo và các nhóm Tin Lành đã sớm bỏ và làm ra những luật mới khác. Chính vì số đông đã thay đổi, nên họ coi Hội Thánh Đức Chúa Trời là dị giáo, tà đạo, đơn giản vì họ vẫn giữ những điều ghi chép ở trong kinh thánh, khác với những gì đa số tín đồ đi theo Chúa hiện nay làm. Nhưng làm theo Kinh Thánh thì không có gì nguy hiểm cả, nên mọi người chớ lo lắng!

4. Điều thứ 2 khiến người ta lo sợ về hội thánh này, đó là họ tin vào 2 người là Đức Chúa Trời tái lâm. Đó là Ahn Sahng-hong là Đức Chúa Jesus tái lâm còn Jang Gil-ja là Đức Chúa Trời mẹ. Vậy những điều này có hoang tưởng không? Tại sao một người bình thường ghi vào đây lại đột nhiên tin vào 2 người bình thường khác là Chúa Trời? Điều này có bình thường không? Vậy hãy cùng quay lại thời Đức Chúa Jesus, thời đó theo như ghi chép lịch sử và Kinh Thánh, người ta cũng đa phần không tin Đức Chúa Jesus, ngài cũng chỉ là một người quá bình thường, thậm trí họ còn treo ngài lên cây thập tự nữa. Ngày nay, mọi người theo Chúa đều đã tin Ngài, vì kinh thánh trước đó đã làm chứng và tiên tri về Đức Chúa Jesus. Vậy Kinh Thánh có tiên tri về lần tiếp theo Chúa đến không? Câu trả lời là có, và đó cũng là là lý do những người đi theo hội thánh tin tưởng điều không tưởng kia đến vậy, đó là vì kinh thánh đã làm chứng

Nói đến dây, hẳn bạn sẽ nghĩ vậy Kinh Thánh là gì, tại sao có nhiều quyển sách khác mà người thân tôi vẫn chỉ xem cuổn sách đó, tại sao tôi cần phải tin cuốn sách đó. Các bài viết tiếp theo sẽ giúp bạn biết tại sao lại có nhiều người tin Kinh Thánh đến thế và tại sao người thân bạn chỉ vì cuốn sách đó mà bị thuyết phục

5. Nếu bạn vẫn tiếp tục lo lắng về khủng hoảng truyền thông năm 2018, thì báo Pháp Luật có đưa tin đính chính về Hội Thánh Của Đức Chúa Trời, lưu ý là có chữ CỦA,

https://plo.vn/xa-hoi/hoi-thanh-cua-duc-chua-troi-chinh-thuc-len-tieng-767904.html

Bạn là người trong hội thánh đang đọc các thông tin phỉ báng và nghi ngờ?

Nghi ngờ là tốt, tư duy phản biện luôn cần trong thời đại này. Tuy nhiên, tôi sẽ giải thích bằng kinh thánh để giải đáp một số khúc mắc mà các "anh chị em" ở đó đã không giải quyết và khiến bạn chìm vào nghi ngờ. Bạn cần đọc được nhiều thông tin cả tích cực và tiêu cực để đưa ra lựa chọn khách quan đúng đắn hơn, nêu cũng đừng quá lo lắng và hoảng loạn.

Comments

Popular posts from this blog

Hội thánh của Đức Chúa Trời sử dụng nỗi sợ hãi để điều khiển thánh đồ?

Đa phần những người đã rời khỏi hội thánh, những trang báo nói tiêu cực về hội thánh của Đức Chúa Trời đều cho rằng, họ đang dùng nỗi sợ hãi để điều khiển các thánh đồ. Điều này thoạt nhìn có vẻ đúng, những người ở trong Hội thánh của Đức Chúa Trời thực sự sợ hãi việc không vâng phục Đức Chúa Trời phải đi xuống địa ngục, chịu sự đau đớn đời đời. Tuy nhiên khi nhìn vào luận điểm này, chúng ta cần một lần nữa suy nghĩ lại. Truyền đạo 12:13-14:  Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. Mặc dù Kinh Thánh kêu gọi chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài, nhưng khi bạn áp dụng cái mác “sùng bái” thì điều này không còn là nguyên tắc của Cơ đốc giáo nữa, mà giờ đây nó trở thành “kỹ thuật tâm lý có hệ thống” được sử dụng để “thao túng” các thành viên. Kinh thánh gồm hơn 100 câ

Ahnsahnghong làm chứng mình là Đấng Christ như thế nào?

  Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rõ ràng rằng  Ngài là   Đấng Christ Tái Lâm  qua  “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống”.  Nếu chúng ta liệt kê một số phần của cuốn sách nơi ông đưa ra lời tuyên bố này, chúng như sau:   Chỉ có Chúa Giê-xu mới có khả năng khôi phục lẽ thật của Giáo hội sơ khai. Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rằng  chỉ có Chúa Giê-  su  mới có thể khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai, giao ước mới  , đã bị che giấu trong 1.900 năm.  Vậy thì ai đã thực sự khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai?  Đó là Christ Ahnsahnghong.  Do đó, qua những câu sau đây, chúng ta có thể thấy rằng Đấng Christ Ahnsahnghong đã làm chứng về việc Ngài, chính là Chúa Giê-xu đến thế gian lần thứ hai.   “Bí ẩn của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống,” Chương 11 Vì vậy, các dấu hiệu kỳ diệu đang được thực hiện rộng rãi ngay cả trong số những người không tin vào Chúa Giê-xu.  Nhưng không ai có thể khôi phục lại sự thật bị che giấu trong 1.900 năm;  vì nó không thể được phục hồi c

Ahnsahnghong theo đạo phật?

Christ Ahnsahnghong đã không theo đạo Phật trong 30 năm! Tôi không biết đã phải giải thích cho mọi người bao nhiêu lần rằng  Christ Ahnsahnghong không phải là phật tử .   Nghiêm túc!  Có rất nhiều trang web và cá nhân trên mạng nói rằng Christ Ahnsahnghong hoặc là Phật tử hoặc Ngài được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử. Hãy để tôi hỏi một câu đơn giản:   Bạn có thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Christ Ahnsahnghong và / hoặc cha mẹ của Ngài theo đạo Phật không? … (Tiếng dế mèn)… Tôi đoán câu trả lời là không.  Không có bất kỳ bằng chứng nào.  Nguồn duy nhất mà họ chỉ đến là mục nhập Wikipedia của Christ Ahnsahnghong.   (Nhân tiện,  Wikipedia không phải là nguồn  thông tin  đáng tin cậy nhất  , đặc biệt là về Christ Ahnsahnghong. Bạn sẽ thấy lý do tại sao qua ví dụ sau.) Bên cạnh dòng chữ,  "Ahn được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử",  bạn thấy một chú thích có chữ cái "e."  Khi bạn cuộn xuống chú thích cuối trang, bạn có thể thấy nguồn thực sự được trích dẫn: Bằng