Skip to main content

Hội thánh của Đức Chúa Trời và những thông tin bạn cần biết

Lưu ý: Tên của hội thánh là Hội thánh của Đức Chúa Trời chứ không phải Hội Thánh Đức Chúa Trời. Rất nhiều người còn tưởng tượng hội thánh thờ "Thánh Đức Chúa Trời" là một vị thần hoàn toàn mới. Nhưng thật sự không phải, họ vẫn đi theo Đức Chúa Trời (Jehova là đức cha, Jesus là Đức Con và Đức Thánh Linh) giảng đạo đều là dựa trên Kinh Thánh, là quyển sách phổ biến trên thế giới hiện nay mà những người theo Thiên Chúa Giáo, Tin Lành hay Do Thái Giáo đều có dùng đến.






Theo Wikipedia:

Hội Thánh của Chúa Trời, còn gọi là Hội Thánh Chúa Trời Mẹ, là một phong trào tôn giáo mới bắt nguồn từ Hàn Quốc và hiện nay đã có mặt tại 185 quốc gia. Hội Thánh do Kim Joo-cheol và Jang Gil-ja thành lập năm 1985, tiếp quản từ Hội Thánh do Ahn Sahng-hong sáng lập năm 1964. Trụ sở chính của Hội đặt tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi.

"Những người đi theo Hội thánh tin rằng Ahn Sahng-hong là Chúa Trời Cha, Jang Gil-ja là Chúa Trời Mẹ,[1] và cho rằng họ đang khôi phục lại lẽ thật của hội thánh sơ khai.[2]"

=> Đây chính là điểm nhiều người cho rằng hội thánh là tà đạo vì xưng một người là chúa trời, nhưng hãy khoan vội phán xét. Đức Chúa
Jesus trước kia cũng như vậy, nhân vật cả thế giới biết đã bị coi là tà đạo ở thời của Ngài vì không ai tin Ngài là Đức Chúa Trời. Nhưng
chúa Jesus đã ứng nghiệm các lời tiên tri trong kinh thánh và trở thành Đấng mà hơn 2 tỉ người trên thế giới tin ngày nay

Tên gọi

Năm 1964, Hội Thánh này được Ahn Sahng-hong thành lập. Năm 1997, hội thánh có tên là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới nhằm tiện cho việc định danh và quản lý tài sản của Hội Thánh[3][4]. Đây cũng là tên gọi chính thức cho những chi nhánh được thành lập sau này tại châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Bắc MỹNam Mỹ.

Tại Việt Nam, hội thánh thường được nhắc tới với tên Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Hội Thánh Đức Chúa Trời hay Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Tuy nhiên Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Church of God) là tên được nhiều hệ phái Thiên Chúa giáo sử dụng. Phần lớn các hệ phái này bắt nguồn từ Phong trào Ngũ Tuần (Pentecostal), Phong trào Thánh khiết (Holiness), Baptist ngày thứ 7 và các Phong trào Phục lâm. Ở TP.HCM hiện có bảy nhóm tôn giáo có cùng tên Hội thánh của Đức Chúa Trời hoặc Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động độc lập, không liên quan nhau[5].
Lịch sử

Ahn Sahng-hong (An Sang Hồng) sinh ra trong một gia đình Phật giáo và cải sang Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật nhưng sau đó bị Giáo hội này khai trừ.

Năm 1964, ông thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Jesus tại Busan, Hàn Quốc.

Sau khi ông qua đời năm 1985, Kim Joo-cheol, Jang Gil-ja và những người tin vào sự tiếp quản của họ, chuyển về Seoul và thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Ahn Sahng-hong. Trụ sở chính hiện nay của hội thánh đặt tại quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.
Mốc thời gian
1948 - Ahn Sahng-hong tuyên bố từ bỏ niềm tin Phật giáo, chịu phép Báp-têm của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm;
3/1962 - Ahn Sahng-hong bị khai trừ khỏi Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm bởi tranh cãi về ý nghĩa tôn giáo của Thánh Giá, ông cùng 23 người rời bỏ giáo hội;
28/04/1964 - Ahn Sahng-hong thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân Chứng Jesus (Witnesses of Jesus Church of God) tại Hàn Quốc[6][7]
1970 - 4 hội thánh được thành lập tại Hàn Quốc[6]
1980 - Tổng cộng 13 hội thánh được thành lập tại Hàn Quốc[6]
1985 - Ahn Sahng-hong qua đời vào tháng 2/1985; Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Jesus phân thành hai hội thánh mới: Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giao Ước Mới Lễ Vượt Qua (ở lại tổng hội ở Busan) và Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Ahn Sahng-hong (chuyển tới Seoul);
1988 - 10.000 tín đồ đăng ký[6]
1990 - Tổng cộng 30 hội thánh được thành lập tại Hàn Quốc[6]
1996 - Tổng cộng 107 hội thánh được thành lập; 100.000 tín đồ đăng ký[6]
1997 - Đổi tên thành Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới; thành lập 3 hội thánh ở nước ngoài (Los Angeles - Mỹ, Lahore - PakistanEssen, Đức);
1998 - Tổng cộng 210 hội thánh được thành lập;[6]
1999 - 200.000 tín đồ đăng ký;[6]
2000 - Tổng cộng 300 hội thánh được thành lập ở Hàn Quốc, 400.000 tín đồ đăng ký;[6]
2001 - Đoàn thăm viếng nước ngoài đầu tiên đến Hàn Quốc (từ Mỹ);[6]
2002 - Thực hiện việc truyền giáo tại 70 quốc gia;[6]
2003 - Phụng sự tình nguyện cho thảm họa tàu điện ngầm Daegu (cung cấp bữa ăn miễn phí trong vòng 55 ngày); nhận Tuyên dương của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung; 500.000 tín đồ đăng ký;[6]
2004 - Nhận Huân chương Danh dự; 600.000 tín đồ đăng ký;[6]
2005 - Thành lập Viện tu luyện Go&Come Okcheon;[6]
2006 - Thành lập Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời;[6]
2007 - Hơn 100 hội thánh chi nhánh được thành lập ở nước ngoài, 800.000 tín đồ đăng ký;[6]
2008 - 1 triệu tín đồ đăng ký;[6]
2009 - 32 đoàn truyền giáo ngắn hạn được gửi đi nước ngoài;
2010 - 427 đoàn truyền giáo ngắn hạn được gửi đi nước ngoài; gửi hàng cứu trợ nạn nhân động đất ở Haiti và Chile cho Liên Hiệp Quốc (gây quỹ thông qua buổi hòa nhạc từ thiện);
2011 - Nhận Giải thưởng Phụng sự tình nguyện Tổng thống từ Barack Obama; chia sẻ tình yêu thương với hàng xóm trong và ngoài nước nhân kỉ niệm 94 năm ngày giáng sinh của Ahn Sahng-hong;[6]
2012 - Chiến dịch vận động làm sạch môi trường thế giới nhân Ngày Lễ Vượt Qua; hiến máu trao sự sống nhân ngày Lễ Vượt Qua; 2.200 hội thánh chi nhánh tại 150 quốc gia được thành lập;[6]
2013 - Chiến dịch tình nguyện toàn thế giới nhân ngày Lễ Vượt Qua;[6]
2015 - Nhận Giải thưởng Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc[8]
2016 -Tuyên bố truyền đạo 7 tỷ; nhận Giải thưởng Phụng sự tình nguyện từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II[9][10]
2017: có hơn 7000 nhà thờ thành viên
=> Với số lượng hội thánh cũng như giải thưởng quốc tế mà chính những nhà cầm quyền quốc gia, liên hợp quốc trao tặng, nếu như nói rằng đây là một tổ chức tà đạo lừa đảo thì cũng khó có thể tồn tại lâu được khi mà nó đã gây ảnh hưởng lớn đến như vậy

Tín ngưỡng và niềm tin


Hội thánh tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ mà Kinh thánh làm chứng và đã khôi phục lại lẽ thật của Hội thánh Sơ khai. Hội thánh tin rằng họ đang làm theo tất cả mọi lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh và được giải thích kỹ càng trong những cuốn sách của Ahn Sahng-hong.
Jêsus đến lần thứ hai

Hội thánh tin rằng Jêsus đã đến lần thứ hai trong xác thịt dưới hình dáng loài người. Họ tin rằng Ahn Sahng-hong chính là Jêsus đến lần thứ hai[12] với tên mới (Khải huyền 3:11-12 và Khải huyền 2:17) và làm ứng nghiệm hết thảy lời tiên tri mà duy chỉ có Jêsus mới có thể hoàn thành.[13]
Đức Chúa Trời Mẹ

Bởi vì Kinh thánh có ghi chép "Thánh Linh và Vợ Mới" (Thần khí và Tân Nương) ở Khải huyền 22:17, hội thánh tin rằng Vợ Mới (Tân Nương) chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Theo như ghi chép trong Kinh thánh ở Sáng thế ký 1:26-27 Đức Chúa Trời phán "Chúng ta", làm chứng rằng Đức Chúa Trời tồn tại hai hình ảnh: Đức Chúa Trời mang hình nam và Đức Chúa Trời mang hình nữ. Hội thánh gọi Đức Chúa Trời mang hình nữ là Đức Chúa Trời Mẹ. Họ giải thích theo như lời tiên tri Kinh thánh, Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện vào những ngày sau cùng giống như việc Đức Chúa Trời đã tạo nên Eva vào thời điểm cuối cùng trong quá trình 6 ngày sáng tạo nên trời đất và muôn vật [cần dẫn nguồn].
Các ngày lễ trọng thể

Hội thánh cử hành 7 Lễ trọng thể được ghi chép trong Lê-vi-ký 23: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh), Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Hội thánh cử hành các ngày lễ trọng thể theo như Giao Ước Mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên phân biệt với những lễ trọng thể trong Cựu Ước.
Ngày Sa-bát

Hội thánh giữ ngày Sa-bát thứ Bảy theo như lời phán của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký 2:1 (tham khảo thêm Mác 16:9). Ngày Sa-bát thứ Bảy được Kinh thánh biểu hiện là một dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân của Ngài (Ê-xê-chi-ên 20:12, Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13), và đây là ngày mà các thánh đồ phải giữ sự thờ phượng theo như sự làm gương của Đức Chúa Jêsus cũng giữ ngày Sa-bát 2000 năm về trước (Luca 4:16).

Các thánh đồ hội thánh giữ 3 lễ thờ phượng vào ngày Sa-bát. Giữa các buổi thờ phượng, các thánh đồ tham gia những hoạt động của hội thánh như học Kinh Thánh, xem video của hội thánh và phát biểu Kinh Thánh giữa các tín đồ.[14]
Về hình tượng

Hội thánh tin rằng theo như sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời về việc cấm làm ra bất kỳ hình tượng nào và thờ lạy (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4), những vật dụng như thập tự giá, tượng đúc hay tượng chạm... không được dựng hoặc đặt trên nóc hoặc bất kỳ nơi nào bên trong hội thánh.[15][16]
Nguồn gốc của loài người và sự chuộc tội

Hội thánh tin rằng tất cả loài người trên trái đất này vốn dĩ là những thiên sứ ở trên trời. Những thiên sứ này đã phạm tội với Đức Chúa Trời ở trên trời và bị đuổi xuống trái đất như là một cơ hội thứ hai để được quay trở về Thiên Đàng Họ cho rằng cách duy nhất để chúng ta có thể trở về quê hương Nước Thiên Đàng[17] đó là giữ Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới với bánh và rượu nho (thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus) và làm theo mọi sự dạy dỗ của Kinh thánh được khôi phục lại bởi Ahn Sahng-hong Hội thánh tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ, là Vợ Mới (Jang Gil-ja) đang ban nước sự sống vào những ngày sau rốt (Khải Huyền 22:17).

Nghi thức Báp-têm

Hội thánh cử hành nghi thức báp-têm[18] như là bước đầu tiên để nhận lấy sự cứu rỗi. Phép báp-têm phải được cử hành nhân danh của Đức Cha (Giê-hô-va), Đức Con (Jêsus) và Đức Thánh Linh (Ahn Sahng-hong) [
Cầu nguyện

Hội thánh tin rằng sự cầu nguyện phải nhân danh Đức Thánh Linh Ahn Sahng-hong vào những ngày sau cùng và nữ tín đồ phải mang khăn trùm đầu khi cầu nguyện theo như 1 Cô-rinh-tô 11:1-16.[14] .
Hoạt động truyền đạo

Các tín đồ của hội thánh thường đi gõ cửa, đến các trung tâm thương mại, công viên, trường đại học... để chia sẻ Kinh thánh và truyền giáo.
So sánh với đạo Cơ Đốc truyền thống

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới có nhiều quan điểm trái ngược với Cơ Đốc giáo chính thống. Hội thánh này tự nhận rằng họ đang làm theo các lời dạy và giữ các kỳ lễ của giao ước mới trong Kinh thánh, giống như hội thánh sơ khai trong thời Chúa Jêsus. Họ cũng tin rằng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã đến trong xác thịt một người bình thường ở Hàn Quốc, ứng nghiệm lời tiên tri của Kinh Thánh. Khi những giáo lý này vấp phải sự chỉ trích, họ dạy rằng đây cũng chính là sự bức hại mà những Kitô hữu thuở ban đầu đã phải chịu đựng vì tin vào Jêsus trong xác thịt người bình thường trong lần đến đầu tiên của ông.[19] Việc coi Ahn Sahng-hong và Zahng Gil-jah là Chúa Trời bị Cơ Đốc giáo chính thống chỉ trích mạnh mẽ[20] và Hội thánh này bị Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc chính thức lên án là phạm thượng, dị giáocuồng giáo.[21][22]

=> Đặc điểm chung của các đạo Cơ Đốc, Tin Lành, Thiên Chúa Giáo là đều tin Đức Chúa Trời và Kinh Thánh, cho nên họ luôn muốn khẳng định mình đúng và phủ định người có hướng đi khác. Hội Thánh Của Đức Chúa Trời giữ những ngày lễ và luật lệ điều răn được ghi chép trong Kinh Thánh trước đây, mà không đi theo những thay đổi và cải cách của giáo hội La Mã như đến nhà thờ ngày Chủ Nhật, bỏ các ngày sabath, lễ trọng thể,... và đặc biệt là Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã tìm ra Đức Thánh Linh và Vợ Mới, là Đức Chúa Jesus tái lâm cùng vợ ngài, trong khi các hội thánh khác vẫn còn đang tin vào Đức Con là Đức Chúa Jesus và suy nghĩ rằng Đức Thánh Linh sẽ đến mang theo tai hoạ tận thế và cứu rỗi các thánh đồ tin Đức Chúa Jesus.

Các bài báo quốc tế khác về hội thánh:

https://outlooknewspapers.com/world-mission-society-church-of-god-hosts-food-drive/
Các tình nguyện viên đến từ Hội thánh truyền giáo thế giới của Đức Chúa Trời đến thăm người cao niên Artis sống ở Boca Raton để chia sẻ tình yêu thương với người dân

https://www.bocaratontribune.com/bocaratonnews/2019/02/volunteers-world-mission-society-church-god-visit-artis-senior-living-boca-raton-share-love-residents/

Sự tri ân đáng kinh ngạc đối với nhân viên cứu thương trên tuyến đầu

https://www.manchestereveningnews.co.uk/news/greater-manchester-news/amazing-gesture-gratitude-ambulance-staff-19750774

https://www.wdrb.com/news/church-volunteer-group-delivers-care-packages-to-baptist-health-frontline-workers/article_4076851a-3811-11eb-bf4c-0bc5c1aad3b3.html













Comments

Popular posts from this blog

Hội thánh của Đức Chúa Trời sử dụng nỗi sợ hãi để điều khiển thánh đồ?

Đa phần những người đã rời khỏi hội thánh, những trang báo nói tiêu cực về hội thánh của Đức Chúa Trời đều cho rằng, họ đang dùng nỗi sợ hãi để điều khiển các thánh đồ. Điều này thoạt nhìn có vẻ đúng, những người ở trong Hội thánh của Đức Chúa Trời thực sự sợ hãi việc không vâng phục Đức Chúa Trời phải đi xuống địa ngục, chịu sự đau đớn đời đời. Tuy nhiên khi nhìn vào luận điểm này, chúng ta cần một lần nữa suy nghĩ lại. Truyền đạo 12:13-14:  Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. Mặc dù Kinh Thánh kêu gọi chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài, nhưng khi bạn áp dụng cái mác “sùng bái” thì điều này không còn là nguyên tắc của Cơ đốc giáo nữa, mà giờ đây nó trở thành “kỹ thuật tâm lý có hệ thống” được sử dụng để “thao túng” các thành viên. Kinh thánh gồm hơn 100 câ

Ahnsahnghong làm chứng mình là Đấng Christ như thế nào?

  Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rõ ràng rằng  Ngài là   Đấng Christ Tái Lâm  qua  “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống”.  Nếu chúng ta liệt kê một số phần của cuốn sách nơi ông đưa ra lời tuyên bố này, chúng như sau:   Chỉ có Chúa Giê-xu mới có khả năng khôi phục lẽ thật của Giáo hội sơ khai. Christ Ahnsahnghong đã làm chứng rằng  chỉ có Chúa Giê-  su  mới có thể khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai, giao ước mới  , đã bị che giấu trong 1.900 năm.  Vậy thì ai đã thực sự khôi phục chân lý của Giáo hội sơ khai?  Đó là Christ Ahnsahnghong.  Do đó, qua những câu sau đây, chúng ta có thể thấy rằng Đấng Christ Ahnsahnghong đã làm chứng về việc Ngài, chính là Chúa Giê-xu đến thế gian lần thứ hai.   “Bí ẩn của Đức Chúa Trời và Suối Nước Sự Sống,” Chương 11 Vì vậy, các dấu hiệu kỳ diệu đang được thực hiện rộng rãi ngay cả trong số những người không tin vào Chúa Giê-xu.  Nhưng không ai có thể khôi phục lại sự thật bị che giấu trong 1.900 năm;  vì nó không thể được phục hồi c

Ahnsahnghong theo đạo phật?

Christ Ahnsahnghong đã không theo đạo Phật trong 30 năm! Tôi không biết đã phải giải thích cho mọi người bao nhiêu lần rằng  Christ Ahnsahnghong không phải là phật tử .   Nghiêm túc!  Có rất nhiều trang web và cá nhân trên mạng nói rằng Christ Ahnsahnghong hoặc là Phật tử hoặc Ngài được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử. Hãy để tôi hỏi một câu đơn giản:   Bạn có thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Christ Ahnsahnghong và / hoặc cha mẹ của Ngài theo đạo Phật không? … (Tiếng dế mèn)… Tôi đoán câu trả lời là không.  Không có bất kỳ bằng chứng nào.  Nguồn duy nhất mà họ chỉ đến là mục nhập Wikipedia của Christ Ahnsahnghong.   (Nhân tiện,  Wikipedia không phải là nguồn  thông tin  đáng tin cậy nhất  , đặc biệt là về Christ Ahnsahnghong. Bạn sẽ thấy lý do tại sao qua ví dụ sau.) Bên cạnh dòng chữ,  "Ahn được sinh ra bởi cha mẹ là Phật tử",  bạn thấy một chú thích có chữ cái "e."  Khi bạn cuộn xuống chú thích cuối trang, bạn có thể thấy nguồn thực sự được trích dẫn: Bằng